Tối.....
Trăng mờ trên đỉnh núi.
Sáng loà.
Sau khung cửa sổ
Màn sương
Nhoà đôi mắt...
Nhớ một bóng hình đi xa
Không trở về…
Đêm giáng sinh không hề lạnh lẽo nhưng sao lòng buốt giá, đêm giáng sinh đầu tiên không ở bên bà. Gần nửa năm, nhưng tôi không thể quên cảm giác ấy, những ngày tháng cuối đời của bà, đứa cháu gái duy nhất đã không hề quan tâm và để ý tới người bà đã nuôi dạy nó, từ khi nó chỉ mấy tháng tuổi, cho đến khi nó không còn suốt ngày ở trong vòng tay của bà, mà bước vào một cánh cửa mới, mái trường.
Bố mẹ tôi là lao động ở thành phố. Mẹ suốt ngày làm việc ở xưởng may, bố quần quật trong tổ cơ khí. Đứa con nhỏ đầu tiên bố mẹ cũng không thể chăm sóc. Và vì vậy mà một đứa trẻ chỉ vừa mấy tháng tuổi đã xa bố mẹ, lớn lên dưới sự nuôi nấng và lòng thương yêu của người bà. Nhưng tôi vẫn hạnh phúc. Mẹ vẫn kể mãi tôi mừng như thế nào khi bố mẹ lên thăm, khuôn mặt rạng rỡ, ôm lấy bố mẹ và nhất quyết không thả ra. Đúng là tôi yêu bố mẹ nhiều lắm, nhưng thật ra, người tôi yêu thương nhất là ngoại, người đã mang cho tôi cuộc sống.
Tôi lớn lên ở thôn quê, và hưởng thụ cái cuộc đời trẻ con ấy trong niềm vui và sung sướng. Nhưng tôi chẳng biết rằng, tiền bố mẹ tôi đưa không thể đủ nuôi một đứa con háu ăn, và quá nhanh lớn như tôi. Gánh nặng lại trút lên vai người bà. Năm tôi mười tuổi, tôi mới biết khi ấy bà đã làm gì để nuôi tôi. Lúc tôi còn nhỏ, mỗi sáng tôi chỉ thấy bà cầm quang gánh về kèm theo thức ăn. Dưới cái suy nghĩ đơn giản của một đứa trẻ, đó là hình ảnh bà đi chợ về, và không quên mua quà bánh cho cháu, chỉ thế thôi. Nhưng khi tôi hiểu ra, mỗi sáng, bà đều cắt rau trong vườn, những thứ mà tôi vẫn thường chơi bắt sâu, ngắt lá, bà đem ra chợ bán, vào cái thời điểm mà gà trống vẫn chưa thức tỉnh, vào lúc mà mặt trời vẫn còn chui kín trong lớp màn mờ mịt. Có lẽ là khoảng ba, bốn giờ sáng, lúc tôi vẫn chưa tỉnh giấc.
Năm tôi sáu tuổi, tôi rời xa làng quê và chuyển về thành phố sinh sống. Gia đình tôi đã thoải mái hơn. Bố mẹ cũng không còn vất vả như trước. Bà lại trở về cuộc sống cô đơn một mình từ lúc mẹ tôi lấy bố. Tôi vẫn nhớ câu hỏi rất ngây thơ của mình :” Sao bà không về ở với nhà mình hả mẹ?” Nhưng bà vẫn muốn ở nơi ngôi nhà ấy, ngôi nhà chất chứa những kỉ niệm của gia đình, của đứa cháu nhỏ nghịch ngợm, song đó là tất cả niềm vui của người bà.
Lúc tôi bắt đầu hiều được nhiều thứ, tôi bắt đầu tưởng tượng đến một cảnh tượng khủng khiếp. Nếu bà mất, thì tôi phải làm thế nào. Hầu như mỗi tối, khi tôi đặt lưng xuống giường và khép mắt lại, câu hỏi ấy lại hiện lên trong suy nghĩ. Và không hiều sao, lần nào cũng vậy, nước mắt tôi lại lăn dài, không lý do, không hề nghĩ ngợi …
Có lẽ tôi yêu bà nhiều lắm.
Có lẽ vậy…
Một đứa trẻ mười tuổi đã từng nghĩ sẽ chết theo bà nó nếu bà nó bỏ nó đi. Khi ấy là lúc nó hiểu thế nào là cái chết.
Nhưng đó là suy nghĩ của một đứa trẻ mười tuổi.
Năm nay tôi mười sáu.
Sống ở thành phố, tôi tiếp cận với nhiều cái mới. Cuộc sống không còn yên bình như trước. Những căng thẳng trong học tập, trong thi cử, trong sự kì vọng nhiều khi là quá mức của bố mẹ, của gia đình, khiến tôi hoàn toàn không thể suy nghĩ đến những thứ quá tình cảm, quá ướt át. Rồi mỗi chủ nhật, tôi bắt đầu ít về thăm bà hơn, và đôi lúc, dường như quên đi hình ảnh cô đơn của bà. Tôi là một con người ích kỉ, và ngày càng đặt cái tôi của mình lên vị trí quan trọng. Chiến thắng trong học tập, trong hoạt động, ngủ quên trên sự tự mãn của chính bản thân mình, tôi hầu như quên hết những ý nghĩa của cuộc sống, và cả sự bắt nguồn của cuộc sống tôi đang có. Sự xuất hiện của mạng Internet đã xây thêm một bức tường nữa giữa tôi và sự cảm nhận về ý nghĩa cuộc sống. Suốt thời gian ở nhà, tôi hầu như chỉ lên mạng để học toán, để đọc báo, và lảng vảng không ý nghĩa. Tôi không còn giành những thời gian đó để thăm bà nữa. Tôi đã bước quá xa… Mặc dù thế, những ngày lễ tết, gia đình tôi vẫn về thăm bà. Đôi lúc là chủ nhật, bà lại làm cho tôi những chiếc bánh bao, những chiếc bánh nướng thơm phức. Lúc đó, chỉ với một lời cảm ơn quen miệng, tôi cầm lấy những chiếc bánh và ăn ngon lành. Tôi chỉ nghĩ đến vị ngon của chúng thôi… Đến bây giờ, tôi mới cảm thấy được một hương vị khác của những chiếc bánh ấy. Nhưng đã muộn quá rồi, tôi chẳng còn cơ hội để được chạm tới chúng nữa. Không! Chỉ nhìn thấy thôi, chỉ thấy thôi…Thế cũng đủ rồi…
Tôi không muốn nói nhiều về tham vọng của mình. Vì có lẽ tôi sẽ không đủ giấy để diễn tả hết điều ấy. Năm nay là thời điểm tôi bắt đầu thực hiện những bước đầu tiên. Tôi quyết tâm thi vào ngôi trường mà tôi hằng mơ ước, trung học phổ thông Năng khiếu. Trước lúc tôi chuẩn bị để lên đường đi thi, bà bỗng dưng ngã bệnh. Ban đầu chỉ sốt nhẹ, nhưng rồi những cơn sốt ấy ngày càng kéo dài và không thuyên giảm. Nhìn thân hình nhỏ bé gấy guộc, mái tóc dài bạc trắng sau khuôn mặt hốc hác, và chốc chốc lại nhăn lên trong đau đớn, lòng tôi vẫn lạnh tanh…
Những tháng ngày chỉ biết sống ích kỉ và nhốt mình trong phòng đã làm tôi chai đá và lạnh lùng đến đáng sợ. Tôi không mảy may lo lắng, không mảy may sợ hãi, tôi vẫn chỉ nghĩ đến kì thi và dốc sức để học, chỉ học thôi. Sau một tháng nằm bệnh viện tỉnh, bệnh tình của bà vẫn không thuyên giảm đi chút nào. Thậm chí các bác sĩ cũng không thể chẩn đoán được bệnh, nhưng chỉ khẳng định là bà bị thiếu máu trầm trọng. Bà nhập viện và truyền máu liên tục. Việc mang cơm vào bệnh viện suốt làm cản trở việc học của tôi, chuyện đó làm tôi khó chịu ghê gớm. Tôi không nói ra, nhưng suy nghĩ hằn học ấy của đứa cháu quả thật là tàn nhẫn, quá tàn nhẫn.
Ngày tôi vào Sài gòn thi tuyển cũng là lúc cả nhà tôi đưa bà vào bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị. Tôi chỉ nắm lấy tay bà một lần duy nhất, rồi phóng lên giường và nằm im trong chiếc chăn ấm áp, đeo headphone và nghe bản nhạc yêu thích trong sự bình thản. Đêm im lặng, chỉ có tiếng xịch xịch của đoàn tàu, nhưng sự yên lặng ấy không phải là âm thanh của những giấc ngủ say. Tất cả mọi người đều thức, trừ tôi.
Những ngày ở Sài gòn, tôi chỉ tập trung vào ôn bài và thi cử. Ngày cuối cùng trước khi tôi rời thành phố, tôi đến thăm bà, nắm lấy đôi tay gầy rạc và vàng vọt. Tôi không thèm để ý đến thân hình sưng phù và vàng vọt ấy, không hề để ý đến những vết kim chuyền máu đang trào dịch ngược ra ngoài, không để ý tới đôi mắt đờ đẫn nhưng vẫn nhìn cháu đầy yêu thương. Tôi lạnh nhạt, nở một nụ cười hoàn toàn lạnh nhạt…
Có lẽ tôi đang chán nản vì không thành công mấy ở cuộc thi đầu tiên…
Những ngày tháng tôi ở Quy Nhơn để thi vào ngôi trường chuyên duy nhất của tỉnh, lòng tôi vẫn lặng vô cùng, tôi chẳng thể nghĩ gì hơn ngoài những con số, những lập luận, những bài học, những câu chữ dài ngoằng và phức tạp. Tất cả choán lấy tâm trí của một con bé mười lăm tuổi, một con bé quyết phải có một kết quả thi thật hoàn hảo trong cả hai kì thi liên tiếp của một mùa hè. Tôi vẫn nghe mẹ điện thoại với các cậu dì trong ấy luôn, nhiều khi thấy mẹ ngồi khóc một mình trong phòng, tôi vẫn thản nhiên. Những giọt nước mắt cứ lăn mãi làm mắt mẹ đỏ hoe. Nhiều đêm tôi lại nghe tiếng nấc nghẹn ngào của mẹ, tiếng an ủi của bố. Một buổi chiều mưa phùn, tôi hỏi mẹ đang trong cơn nức nở, rồi tôi biết bà bị ung thư. Căn bệnh ung thư máu. Vô phương cứu chữa.
Lòng tôi chợt nhói đau…
Tôi bắt đầu nghĩ lại nhiều thứ trong nỗi thất vọng. Tôi đã hi vọng vào mình quá nhiều. Tôi đã không nghĩ và quan tâm đến ai khác. Tôi thậm chí còn không hề giành lấy nửa tiếng ngồi nói chuyện với bà lúc bà nằm viện, điều mà bà luôn mong muốn. Tôi đặt mình lên trên hết, và bây giờ hoàn toàn thất vọng về chính mình. Tôi thất bại trong mọi thứ, hoàn toàn thất bại…
Tôi bắt đầu nghe ngóng tin của bà từ mẹ. Tôi gọi điện vào trong nhà mọi lúc tôi có thể. Tôi được nói chuyện với bà mười lăm phút qua điện thoại. Tưởng chừng đó là những phút giây xoa dịu lòng tôi đôi chút, nhưng giọng nói yếu ớt và không còn rõ tiếng làm lòng tôi như đang rạn ra từng mảnh. Tôi cố giữ giọng thật bình tĩnh để không bật ra những âm thanh nghẹn cứng từ cổ họng. Không thở được, ngực đau buốt và trái tim nhói lên từng nhịp. Tôi cầm cự để không bật ra tiếng khóc trong mười lăm phút đồng hồ. Mười lăm phút ngắn ngủi. Mười lăm phút cuối cùng tôi có thể nghe được giọng nói của bà. Mười lăm phút… Tới bây giờ tôi vẫn nhớ rõ những lời dặn dò của bà. Bà vẫn muốn tôi học thật giỏi, bà vẫn muốn tôi yêu thương bố mẹ và gia đình, bà vẫn muốn tôi siêng năng cầu nguyện và đi nhà thờ thường xuyên, … và “ sống thật khoẻ mạnh nhen con”…
Đêm nay, một đêm giáng sinh yên lặng đến lạ thường. Suốt đêm sau khi nói chuyện với bà, tôi nằm trằn trọc suy nghĩ trong cơn thổn thức. Sáng hôm đó, bà mất sau khi đưa về từ bệnh viện. Tôi nghe giọng dì nức nở qua điện thoại, trước khi bà mất, bà còn nhờ dặn tôi phải giữ gìn sức khoẻ lúc trời đang trở lạnh. Đến giờ phút ấy, bà vẫn nhớ đến chứng viêm phổi của tôi, vẫn quan tâm đến một đứa cháu bất hiếu như tôi…
Không còn những đêm giáng sinh đi nhà thờ canh thức nửa đêm cùng bà.
Không còn những đêm giáng sinh với bát cháo và bánh bao bà làm trong lúc chờ đợi.
Không còn những đêm giáng sinh cả gia đình quây quần vui vẻ.
Không còn, không còn nữa….
Tất cả đã trôi qua, nhưng tưởng chừng chỉ mới đây thôi, nhiều lúc tôi cứ gọi bà trong giấc mơ, mời bà ăn trong bữa cơm, hay hét toáng “thưa ngoại con mới lên” lúc vào cổng nhà. Tôi chợt nhận ra sự quan trọng của bà, thứ mà tôi đã lãng quên và chôn vùi vào trong những ích kỉ, toan tính, những ganh đua và tham vọng. Tôi chỉ ước bà đọc được những dòng này, những lời nói quá muộn màng. Con thương ngoại lắm, con xin lỗi…
Trăng mờ trên đỉnh núi.
Sáng loà.
Sau khung cửa sổ
Màn sương
Nhoà đôi mắt...
Nhớ một bóng hình đi xa
Không trở về…
Đêm giáng sinh không hề lạnh lẽo nhưng sao lòng buốt giá, đêm giáng sinh đầu tiên không ở bên bà. Gần nửa năm, nhưng tôi không thể quên cảm giác ấy, những ngày tháng cuối đời của bà, đứa cháu gái duy nhất đã không hề quan tâm và để ý tới người bà đã nuôi dạy nó, từ khi nó chỉ mấy tháng tuổi, cho đến khi nó không còn suốt ngày ở trong vòng tay của bà, mà bước vào một cánh cửa mới, mái trường.
Bố mẹ tôi là lao động ở thành phố. Mẹ suốt ngày làm việc ở xưởng may, bố quần quật trong tổ cơ khí. Đứa con nhỏ đầu tiên bố mẹ cũng không thể chăm sóc. Và vì vậy mà một đứa trẻ chỉ vừa mấy tháng tuổi đã xa bố mẹ, lớn lên dưới sự nuôi nấng và lòng thương yêu của người bà. Nhưng tôi vẫn hạnh phúc. Mẹ vẫn kể mãi tôi mừng như thế nào khi bố mẹ lên thăm, khuôn mặt rạng rỡ, ôm lấy bố mẹ và nhất quyết không thả ra. Đúng là tôi yêu bố mẹ nhiều lắm, nhưng thật ra, người tôi yêu thương nhất là ngoại, người đã mang cho tôi cuộc sống.
Tôi lớn lên ở thôn quê, và hưởng thụ cái cuộc đời trẻ con ấy trong niềm vui và sung sướng. Nhưng tôi chẳng biết rằng, tiền bố mẹ tôi đưa không thể đủ nuôi một đứa con háu ăn, và quá nhanh lớn như tôi. Gánh nặng lại trút lên vai người bà. Năm tôi mười tuổi, tôi mới biết khi ấy bà đã làm gì để nuôi tôi. Lúc tôi còn nhỏ, mỗi sáng tôi chỉ thấy bà cầm quang gánh về kèm theo thức ăn. Dưới cái suy nghĩ đơn giản của một đứa trẻ, đó là hình ảnh bà đi chợ về, và không quên mua quà bánh cho cháu, chỉ thế thôi. Nhưng khi tôi hiểu ra, mỗi sáng, bà đều cắt rau trong vườn, những thứ mà tôi vẫn thường chơi bắt sâu, ngắt lá, bà đem ra chợ bán, vào cái thời điểm mà gà trống vẫn chưa thức tỉnh, vào lúc mà mặt trời vẫn còn chui kín trong lớp màn mờ mịt. Có lẽ là khoảng ba, bốn giờ sáng, lúc tôi vẫn chưa tỉnh giấc.
Năm tôi sáu tuổi, tôi rời xa làng quê và chuyển về thành phố sinh sống. Gia đình tôi đã thoải mái hơn. Bố mẹ cũng không còn vất vả như trước. Bà lại trở về cuộc sống cô đơn một mình từ lúc mẹ tôi lấy bố. Tôi vẫn nhớ câu hỏi rất ngây thơ của mình :” Sao bà không về ở với nhà mình hả mẹ?” Nhưng bà vẫn muốn ở nơi ngôi nhà ấy, ngôi nhà chất chứa những kỉ niệm của gia đình, của đứa cháu nhỏ nghịch ngợm, song đó là tất cả niềm vui của người bà.
Lúc tôi bắt đầu hiều được nhiều thứ, tôi bắt đầu tưởng tượng đến một cảnh tượng khủng khiếp. Nếu bà mất, thì tôi phải làm thế nào. Hầu như mỗi tối, khi tôi đặt lưng xuống giường và khép mắt lại, câu hỏi ấy lại hiện lên trong suy nghĩ. Và không hiều sao, lần nào cũng vậy, nước mắt tôi lại lăn dài, không lý do, không hề nghĩ ngợi …
Có lẽ tôi yêu bà nhiều lắm.
Có lẽ vậy…
Một đứa trẻ mười tuổi đã từng nghĩ sẽ chết theo bà nó nếu bà nó bỏ nó đi. Khi ấy là lúc nó hiểu thế nào là cái chết.
Nhưng đó là suy nghĩ của một đứa trẻ mười tuổi.
Năm nay tôi mười sáu.
Sống ở thành phố, tôi tiếp cận với nhiều cái mới. Cuộc sống không còn yên bình như trước. Những căng thẳng trong học tập, trong thi cử, trong sự kì vọng nhiều khi là quá mức của bố mẹ, của gia đình, khiến tôi hoàn toàn không thể suy nghĩ đến những thứ quá tình cảm, quá ướt át. Rồi mỗi chủ nhật, tôi bắt đầu ít về thăm bà hơn, và đôi lúc, dường như quên đi hình ảnh cô đơn của bà. Tôi là một con người ích kỉ, và ngày càng đặt cái tôi của mình lên vị trí quan trọng. Chiến thắng trong học tập, trong hoạt động, ngủ quên trên sự tự mãn của chính bản thân mình, tôi hầu như quên hết những ý nghĩa của cuộc sống, và cả sự bắt nguồn của cuộc sống tôi đang có. Sự xuất hiện của mạng Internet đã xây thêm một bức tường nữa giữa tôi và sự cảm nhận về ý nghĩa cuộc sống. Suốt thời gian ở nhà, tôi hầu như chỉ lên mạng để học toán, để đọc báo, và lảng vảng không ý nghĩa. Tôi không còn giành những thời gian đó để thăm bà nữa. Tôi đã bước quá xa… Mặc dù thế, những ngày lễ tết, gia đình tôi vẫn về thăm bà. Đôi lúc là chủ nhật, bà lại làm cho tôi những chiếc bánh bao, những chiếc bánh nướng thơm phức. Lúc đó, chỉ với một lời cảm ơn quen miệng, tôi cầm lấy những chiếc bánh và ăn ngon lành. Tôi chỉ nghĩ đến vị ngon của chúng thôi… Đến bây giờ, tôi mới cảm thấy được một hương vị khác của những chiếc bánh ấy. Nhưng đã muộn quá rồi, tôi chẳng còn cơ hội để được chạm tới chúng nữa. Không! Chỉ nhìn thấy thôi, chỉ thấy thôi…Thế cũng đủ rồi…
Tôi không muốn nói nhiều về tham vọng của mình. Vì có lẽ tôi sẽ không đủ giấy để diễn tả hết điều ấy. Năm nay là thời điểm tôi bắt đầu thực hiện những bước đầu tiên. Tôi quyết tâm thi vào ngôi trường mà tôi hằng mơ ước, trung học phổ thông Năng khiếu. Trước lúc tôi chuẩn bị để lên đường đi thi, bà bỗng dưng ngã bệnh. Ban đầu chỉ sốt nhẹ, nhưng rồi những cơn sốt ấy ngày càng kéo dài và không thuyên giảm. Nhìn thân hình nhỏ bé gấy guộc, mái tóc dài bạc trắng sau khuôn mặt hốc hác, và chốc chốc lại nhăn lên trong đau đớn, lòng tôi vẫn lạnh tanh…
Những tháng ngày chỉ biết sống ích kỉ và nhốt mình trong phòng đã làm tôi chai đá và lạnh lùng đến đáng sợ. Tôi không mảy may lo lắng, không mảy may sợ hãi, tôi vẫn chỉ nghĩ đến kì thi và dốc sức để học, chỉ học thôi. Sau một tháng nằm bệnh viện tỉnh, bệnh tình của bà vẫn không thuyên giảm đi chút nào. Thậm chí các bác sĩ cũng không thể chẩn đoán được bệnh, nhưng chỉ khẳng định là bà bị thiếu máu trầm trọng. Bà nhập viện và truyền máu liên tục. Việc mang cơm vào bệnh viện suốt làm cản trở việc học của tôi, chuyện đó làm tôi khó chịu ghê gớm. Tôi không nói ra, nhưng suy nghĩ hằn học ấy của đứa cháu quả thật là tàn nhẫn, quá tàn nhẫn.
Ngày tôi vào Sài gòn thi tuyển cũng là lúc cả nhà tôi đưa bà vào bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị. Tôi chỉ nắm lấy tay bà một lần duy nhất, rồi phóng lên giường và nằm im trong chiếc chăn ấm áp, đeo headphone và nghe bản nhạc yêu thích trong sự bình thản. Đêm im lặng, chỉ có tiếng xịch xịch của đoàn tàu, nhưng sự yên lặng ấy không phải là âm thanh của những giấc ngủ say. Tất cả mọi người đều thức, trừ tôi.
Những ngày ở Sài gòn, tôi chỉ tập trung vào ôn bài và thi cử. Ngày cuối cùng trước khi tôi rời thành phố, tôi đến thăm bà, nắm lấy đôi tay gầy rạc và vàng vọt. Tôi không thèm để ý đến thân hình sưng phù và vàng vọt ấy, không hề để ý đến những vết kim chuyền máu đang trào dịch ngược ra ngoài, không để ý tới đôi mắt đờ đẫn nhưng vẫn nhìn cháu đầy yêu thương. Tôi lạnh nhạt, nở một nụ cười hoàn toàn lạnh nhạt…
Có lẽ tôi đang chán nản vì không thành công mấy ở cuộc thi đầu tiên…
Những ngày tháng tôi ở Quy Nhơn để thi vào ngôi trường chuyên duy nhất của tỉnh, lòng tôi vẫn lặng vô cùng, tôi chẳng thể nghĩ gì hơn ngoài những con số, những lập luận, những bài học, những câu chữ dài ngoằng và phức tạp. Tất cả choán lấy tâm trí của một con bé mười lăm tuổi, một con bé quyết phải có một kết quả thi thật hoàn hảo trong cả hai kì thi liên tiếp của một mùa hè. Tôi vẫn nghe mẹ điện thoại với các cậu dì trong ấy luôn, nhiều khi thấy mẹ ngồi khóc một mình trong phòng, tôi vẫn thản nhiên. Những giọt nước mắt cứ lăn mãi làm mắt mẹ đỏ hoe. Nhiều đêm tôi lại nghe tiếng nấc nghẹn ngào của mẹ, tiếng an ủi của bố. Một buổi chiều mưa phùn, tôi hỏi mẹ đang trong cơn nức nở, rồi tôi biết bà bị ung thư. Căn bệnh ung thư máu. Vô phương cứu chữa.
Lòng tôi chợt nhói đau…
Tôi bắt đầu nghĩ lại nhiều thứ trong nỗi thất vọng. Tôi đã hi vọng vào mình quá nhiều. Tôi đã không nghĩ và quan tâm đến ai khác. Tôi thậm chí còn không hề giành lấy nửa tiếng ngồi nói chuyện với bà lúc bà nằm viện, điều mà bà luôn mong muốn. Tôi đặt mình lên trên hết, và bây giờ hoàn toàn thất vọng về chính mình. Tôi thất bại trong mọi thứ, hoàn toàn thất bại…
Tôi bắt đầu nghe ngóng tin của bà từ mẹ. Tôi gọi điện vào trong nhà mọi lúc tôi có thể. Tôi được nói chuyện với bà mười lăm phút qua điện thoại. Tưởng chừng đó là những phút giây xoa dịu lòng tôi đôi chút, nhưng giọng nói yếu ớt và không còn rõ tiếng làm lòng tôi như đang rạn ra từng mảnh. Tôi cố giữ giọng thật bình tĩnh để không bật ra những âm thanh nghẹn cứng từ cổ họng. Không thở được, ngực đau buốt và trái tim nhói lên từng nhịp. Tôi cầm cự để không bật ra tiếng khóc trong mười lăm phút đồng hồ. Mười lăm phút ngắn ngủi. Mười lăm phút cuối cùng tôi có thể nghe được giọng nói của bà. Mười lăm phút… Tới bây giờ tôi vẫn nhớ rõ những lời dặn dò của bà. Bà vẫn muốn tôi học thật giỏi, bà vẫn muốn tôi yêu thương bố mẹ và gia đình, bà vẫn muốn tôi siêng năng cầu nguyện và đi nhà thờ thường xuyên, … và “ sống thật khoẻ mạnh nhen con”…
Đêm nay, một đêm giáng sinh yên lặng đến lạ thường. Suốt đêm sau khi nói chuyện với bà, tôi nằm trằn trọc suy nghĩ trong cơn thổn thức. Sáng hôm đó, bà mất sau khi đưa về từ bệnh viện. Tôi nghe giọng dì nức nở qua điện thoại, trước khi bà mất, bà còn nhờ dặn tôi phải giữ gìn sức khoẻ lúc trời đang trở lạnh. Đến giờ phút ấy, bà vẫn nhớ đến chứng viêm phổi của tôi, vẫn quan tâm đến một đứa cháu bất hiếu như tôi…
Không còn những đêm giáng sinh đi nhà thờ canh thức nửa đêm cùng bà.
Không còn những đêm giáng sinh với bát cháo và bánh bao bà làm trong lúc chờ đợi.
Không còn những đêm giáng sinh cả gia đình quây quần vui vẻ.
Không còn, không còn nữa….
Tất cả đã trôi qua, nhưng tưởng chừng chỉ mới đây thôi, nhiều lúc tôi cứ gọi bà trong giấc mơ, mời bà ăn trong bữa cơm, hay hét toáng “thưa ngoại con mới lên” lúc vào cổng nhà. Tôi chợt nhận ra sự quan trọng của bà, thứ mà tôi đã lãng quên và chôn vùi vào trong những ích kỉ, toan tính, những ganh đua và tham vọng. Tôi chỉ ước bà đọc được những dòng này, những lời nói quá muộn màng. Con thương ngoại lắm, con xin lỗi…
Hoàng Tố Quyên - TK11
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét